Giỏ hàng

Công nghệ màng RO là gì? Cơ chế hoạt động và ứng dụng

Ô nhiễm nước và khan hiếm nước đang đặt ra một thách thức quan trọng đối với thế giới. Nhu cầu về nước sạch đang tăng dần và tạo ra sự cấp bách để chuyển đổi các nguồn tài nguyên có sẵn thành nước ngọt để sử dụng.

Sự ra đời của công nghệ màng lọc RO (Reverse Osmosis) đã cung cấp một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Công nghệ màng lọc RO hoạt động như thế nào? Ứng dụng ra sao?  Mời bạn đọc cùng ATS tìm hiểu về công nghệ màng lọc RO qua bài viết sau.

Công nghệ màng RO (Reverse Osmosis) là gì?

Công nghệ màng RO (Reverse Osmosis) là quy trình lọc sử dụng màng lọc đặc biệt có cấu tạo chứa những lỗ lọc siêu nhỏ với kích thước lên đến 0.0001 µm. Màng lọc RO chỉ cho phép các phân tử nhỏ hơn kích thước lỗ lọc đi qua, loại bỏ hiệu quả 99% các chất ô nhiễm trong nước như kim loại nặng, vi khuẩn, thuốc trừ sâu, và chỉ cho phân tử nước đi qua. Các chất bẩn, vi khuẩn, kim loại nặng không thể chui qua lỗ lọc và sẽ được loại bỏ thông qua đường nước thải. Dòng nước thành phẩm sau khi loại bỏ tất cả các chất ô nhiễm có thể được sử dụng cho hầu hết các ứng dụng trong đô thị và công nghiệp.

màng RO LG Chem

Cấu tạo màng RO như thế nào?

Màng RO được cấu tạo từ nhiều tấm màng RO được cuộn tròn quanh ống trung tâm. Mỗi tấm màng RO gồm 1 tấm màng phẳng bao gồm 3 lớp: lớp vải polyester, lớp xốp polysulfone và lớp lọc polyamide. Lớp xốp polysulfone chịu trách nhiệm gia cố cho lớp lọc polyamide, và chính lớp lọc polyamide này có chức năng chính loại bỏ các tạp chất như ion, vi khuẩn và vi rút ra khỏi nước.

Hình ảnh nhóm sản phẩm

Nguyên lý hoạt động của màng RO

Nếu áp suất lớn hơn áp suất thẩm thấu được áp dụng cho nồng độ cao, dòng nước có thể bị đảo ngược khi đi qua màng. Hiện tượng này được gọi là thẩm thấu ngược. Dòng chảy ngược này cho phép nước tinh khiết được tách ra từ dung dịch muối, vì màng RO có kích thước lỗ lọc chỉ 0.001µm, chỉ cho phép nước đi qua mà không cho phép các ion (ví dụ: Na+, Ca2+, Cl-) hoặc các phân tử lớn hơn 0.001µm (ví dụ: glucose, urea, vi khuẩn) đi qua.

Để minh họa, hãy tưởng tượng một màng chắn với nước ngọt ở một bên và dung dịch nước đậm đặc ở bên kia. Nếu quá trình thẩm thấu diễn ra bình thường, nước ngọt sẽ được lọc qua màng để pha loãng dung dịch đậm đặc. Trong trường hợp thẩm thấu ngược, áp lực được tạo ra từ phía có dung dịch đậm đặc để đẩy các phân tử nước qua màng sang phía nước ngọt.

Hình ảnh nhóm sản phẩm

>>> Xem thêm thiết bị màng ro NanoH2O™ với công nghệ cấu trúc vật liêu nano Thin Film Nano-Composite (TFN):

Màng RO nước biển (SWRO)

Màng RO nước lợ (BWRO)

Ưu điểm của công nghệ màng RO:

  1. Loại bỏ hầu hết các chất gây hại như kim loại nặng, khoáng chất có hại, virus, vi khuẩn,... giúp bảo vệ sức khỏe con người.

  2. Thiết kế đơn giản, dễ vận hành. Yêu cầu bảo trì thấp, tiết kiệm chi phí vận hành.

  3. Màng RO có thể loại bỏ được hầu hết các chất hoà tan trong nước nên màng RO có thể xử lý được nhiều nguồn nước khác nhau như nước giếng, nước thủy cục, nước sông và cả nước biển. Vì vậy,  màng RO được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Ứng dụng công nghệ màng lọc RO:

Màng RO là giải pháp tối ưu cho hầu hết các ứng dụng xử lý nước đô thị, thương mại hoặc công nghiệp. Các ứng dụng tiêu biểu bao gồm:

Màng RO NanoH2O™ với công nghệ cấu trúc vật liêu nano Thin Film Nano-Composite (TFN)

Hiện nay, khái niệm màng RO không còn quá xa lạ. Công nghệ Thin Film Compoiste (TFC) là công nghệ truyền thống, công nghệ này được tất cả các nhà sản xuất trên thế giới như Dupont, Toray, Suez, Nitto Denko áp dụng trong 5 thập kỷ qua.

Hình ảnh nhóm sản phẩm

Thế giới ngày càng phát triển & đặc biệt là sự bứt phá về công nghệ & vật liệu ứng dụng ngày càng diễn ra nhanh chóng. Đối với màng RO thì sao ?

Công nghệ truyền thống TFC vẫn phát huy tốt vai trò của nó nhưng vẫn còn gặp phải một số hạn chế nhất định. Vậy đã có công nghệ mới nào cải tiến được những hạn chế đó?

Để giải quyết vấn đề trên, Tập đoàn NanoH2O™ của Mỹ (được sáp nhập với LG Chem năm 2014) đầu tư nghiên cứu công nghệ và vật liệu mới cho màng RO với thời gian trải qua hơn 5 năm nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời công nghệ & vật liệu mới cho màng RO. Đó chính là công nghệ cấu trúc vật liệu nano cho màng RO Thin Film Nanocomposite (TFN), với công nghệ này sẽ mang lại những lợi ích vượt trội gì cho khách hàng về chi phí đầu tư & vận hành?

-    Khả năng khử muối tốt hơn dẫn đầu thị trường (99.89%)

-    Tiết kiệm năng lượng (25%)

-    Tối ưu hoá lưu lượng

-    Giảm diện tích mặt bằng thi công

-    Chu kỳ thay thế màng lâu hơn  

-     Tăng cường khả năng chống cáu cặn  

Chính vì công nghệ bứt phá vượt trội trên, màng RO nước biển NanoH2O™ (SWRO) hiện đang chiếm lĩnh thị phần lớn nhất thế giới ( trích nguồn: Global No. 1 in Seawater RO).

Bên cạnh thế mạnh vượt trội màng RO nước biển (SWRO)màng RO NanoH2O™ còn có tất cả các dòng màng áp dụng cho nguồn nước đầu vào là: nước lợ, nước ngọt … để đáp ứng cho hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như nước siêu sạch cho ngành dược, công nghệ bán dẫn, nước cho sản xuất, nước cho nồi hơi, tái sử dụng nước thải…cũng như nước uống.

Công Ty TNHH Công Nghệ Nước ATS

Trụ sở chính: 54/18 Bùi Quang Là, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Văn phòng: 12 ĐHT10B, P. Đông Hưng Thuận, Q. 12, TP. HCM

Tư Vấn Hỗ Trợ: (028) 6258 5368

Email: info@atswatertechnology.com

Google Map: https://goo.gl/maps/1wxSUUoqjiZVVNkV6

Zalo official: https://bit.ly/ZO-ATS-Water-Technology

Website: https://bit.ly/ATSWaterTechnology