Màng lọc RO bị tắc là một trong những sự cố phổ biến và gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong các hệ thống xử lý nước công nghiệp. Khi gặp tình trạng này, hiệu suất vận hành giảm mạnh, chất lượng nước thành phẩm suy giảm, đồng thời kéo theo chi phí bảo trì, vận hành tăng cao. Bài viết dưới đây của ATS Water Technology sẽ giúp Quý khách hiểu chi tiết hơn về tình trạng này.

1. Cách nhận biết màng RO bị tắc trong hệ thống công nghiệp

Việc phát hiện sớm tình trạng tắc nghẽn màng RO công nghiệp sẽ giúp Quý khách hàng giảm thiểu chi phí vận hành, bảo vệ tuổi thọ hệ thống xử lý nước và duy trì chất lượng nước đầu ra. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phổ biến:

  • Lưu lượng nước sản xuất giảm đáng kể: Màng bị tắc làm suy giảm khả năng thẩm thấu nước qua màng, khiến lưu lượng đầu ra không đạt công suất thiết kế.
  • Tăng áp suất chênh lệch (ΔP) giữa đầu vào và đầu ra của vỏ màng: Đây là chỉ báo trực tiếp cho thấy dòng chảy đang bị cản trở do sự tích tụ tạp chất.
  • Chất lượng nước suy giảm: Nước thành phẩm có chỉ số TDS tăng hoặc hiệu suất khử muối giảm cho thấy màng không còn đảm bảo khả xử lý hiệu quả.
  • Áp suất vận hành tăng cao: Hệ thống phải tăng áp lực bơm để duy trì công suất, gây tiêu tốn nhiều năng lượng.
  • Màng có trọng lượng tăng bất thường: Do tích tụ cặn bẩn.
Cách nhận biết màng RO bị tắc trong hệ thống công nghiệp
Màng RO trong hệ thống công nghiệp có thể bị tắc nếu tích tụ nhiều cặn bẩn

2. Nguyên nhân gây tắc màng RO phổ biến trong hệ thống công nghiệp

Tình trạng màng lọc RO bị tắc có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố sinh học, hoá học đến điều kiện vận hành và chất lượng nước đầu vào. Việc phân tích đúng nguyên nhân gây tắc màng lọc RO giúp đưa ra phương án xử lý và phòng ngừa hiệu quả.

  • Cáu cặn sinh học: Vi khuẩn và vi sinh vật phát triển tạo màng sinh học (biofilm) trên bề mặt màng, gây cản trở dòng nước. Đây là nguyên nhân phổ biến và khó xử lý nếu thiếu biện pháp tiền xử lý phù hợp.
  • Cáu cặn dạng keo: Do tích tụ đất sét, silica, hydroxide kim loại. Xuất hiện khi hệ thống thiếu quy trình xử lý keo tụ hoặc lọc tinh hiệu quả, có thể đánh giá qua chỉ số SDI (Silt Density Index – Chỉ số mật độ bùn).
  • Cáu cặn vô cơ: Kết tủa muối như canxi cacbonat, sunfat, bari… xảy ra ở nước có TDS cao hoặc độ kiềm lớn. Là nguyên nhân chính gây áp suất chênh lệch (ΔP) tăng và làm giảm tuổi thọ màng nếu không dùng hoá chất chống cáu cặn phù hợp.
  • Lỗi vận hành và bảo trì: Không rửa màng định kỳ, không duy trì các thông số vận hành pH – nhiệt độ – áp suất tối ưu, hệ thống lọc sơ bộ kém hiệu quả.
  • Chất lượng nước đầu vào không đảm bảo: Có thể do hàm lượng tạp chất cao, điều kiện vận hành không ổn định hoặc lịch vệ sinh không phù hợp. Những yếu tố này đẩy nhanh quá trình hình thành cáu cặn, làm suy giảm hiệu suất lọc và tuổi thọ màng RO.
Các loại cáu cặn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tắc màng lọc RO
Các loại cáu cặn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tắc màng lọc RO

3. Cách khắc phục màng RO bị tắc hiệu quả cho hệ thống công nghiệp

Khi hệ thống gặp hiện tượng màng lọc RO bị tắc, cần tiến hành khắc phục theo các bước chuyên sâu nhằm đảm bảo hiệu quả làm sạch và phục hồi công suất màng. Dưới đây là các giải pháp kỹ thuật phổ biến được áp dụng trong ngành xử lý nước công nghiệp.

  • Vệ sinh hóa học: Áp dụng các hóa chất rửa màng RO chuyên dụng như OptiClean™ A+ (cho cáu cặn vô cơ), OptiClean™ B+ (cho cáu cặn hữu cơ và biofilm) và chất hoạt động bề mặt. Đây là phương pháp hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất.
  • Thay thế màng: Khi các biện pháp vệ sinh không hiệu quả và màng không thể phục hồi công suất lọc, việc thay mới là giải pháp cần thiết để đảm bảo hiệu quả hệ thống.
vệ sinh hóa học định kỳ bằng các hóa chất chuyên dụng là cách khắc phục hiệu quả tình trạng màng RO bị tắc
Vệ sinh hóa học định kỳ bằng các hóa chất chuyên dụng là cách khắc phục hiệu quả tình trạng màng RO bị tắc

4. Biện pháp phòng ngừa tắc nghẽn màng lọc RO

Phòng ngừa sự cố tắc màng RO là yếu tố then chốt giúp hệ thống vận hành ổn định, tiết kiệm chi phí vận hành và nâng cao tuổi thọ thiết bị. Các biện pháp dưới đây nên được áp dụng đồng bộ:

  • Bảo trì định kỳ: Thực hiện kiểm tra và vệ sinh màng lọc định kỳ theo khuyến nghị từ nhà sản xuất. Việc duy trì chế độ bảo dưỡng đều đặn giúp ngăn ngừa cặn bẩn tích tụ và đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
  • Tiền xử lý hiệu quả: Cần trang bị các thiết bị lọc đầu nguồn, hệ thống lọc sơ bộ như lọc tinh, lọc tự rửa với hệ thống UF lọc thô, than hoạt tính… để loại bỏ chất rắn lơ lửng, cáu cặn hữu cơ, kim loại nặng, nhằm bảo vệ màng RO khỏi tắc nghẽn và hư hại.
  • Hóa chất chống cáu cặn: Việc sử dụng hóa chất chống cáu cặn phù hợp sẽ giúp ngăn chặn hiện tượng kết tủa của các muối khoáng trên bề mặt màng RO, đặc biệt quan trọng khi xử lý nguồn nước có độ cứng cao.
  • Khử trùng nước bằng tia UV: Trang bị hệ thống đèn UV trước màng lọc RO giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi sinh vật, từ đó hạn chế sự phát triển của màng sinh học gây nghẹt màng.
  • Thiết kế hệ thống phù hợp: Cần lựa chọn công suất hệ thống RO đúng với nhu cầu thực tế, tránh tình trạng quá tải khi vận hành vì điều này có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn và giảm tuổi thọ màng lọc.
  • Giám sát chất lượng nước đầu vào: Theo dõi thường xuyên các chỉ số như TDS, SDI, độ đục, pH và mật độ vi sinh vật. Khi phát hiện thay đổi bất thường, cần kịp thời điều chỉnh ngay các quy trình xử lý sơ bộ để tránh ảnh hưởng đến hệ RO.
sử dụng hóa chất chống cáu cặn để phòng ngừa tắc nghẽn màng ro
Sử dụng hóa chất chống cáu cặn phù hợp giúp hạn chế sự kết tủa muối khoáng trên bề mặt màng RO

5. Các câu hỏi thường gặp về màng lọc RO bị tắc

Những nguyên nhân nào gây tắc màng RO công nghiệp?

Chủ yếu gồm cáu cặn hữu cơ, cáu cặn vô cơ, cáu cặn vi sinh, chất keo, chất lượng nước đầu vào không đảm bảo và lỗi trong quá trình vận hành hoặc thiếu bảo trì.

Chất lượng nước đầu vào ảnh hưởng thế nào đến mức độ tắc nghẽn màng RO?

Nguồn nước chứa nhiều cặn lơ lửng, vi sinh vật, kim loại nặng hay có SDI cao sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành cáu cặn, làm giảm tuổi thọ và hiệu suất của màng RO.

Dấu hiệu nhận biết màng lọc RO bị tắc là gì?

Dấu hiệu nhận biết màng RO bị tắc là giảm lưu lượng nước, tăng ΔP, áp suất vận hành tăng, chất lượng nước suy giảm (TDS cao), màng có trọng lượng tăng bất thường.

Có cần tắt hệ thống khi màng RO bị tắc không?

Khi phát hiện màng bị tắc, tùy theo tình trạng của hệ thống khách hàng nên liên hệ ngay với đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp/ dịch vụ để kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh gây hư hại thiết bị, tăng chi phí vận hành hoặc làm hỏng màng không thể phục hồi.

Cần xử lý như thế nào khi màng RO bị tắc?

Khi màng RO bị tắc, Quý khách cần rửa hóa học theo đúng quy trình. Nếu không hiệu quả thì nên kiểm tra cấu trúc màng để quyết định thay thế.

Những biện pháp phòng ngừa tắc nghẽn màng lọc RO hiệu quả nhất là gì?

Thực hiện tiền xử lý kỹ lưỡng, bảo trì định kỳ, dùng hóa chất chống cáu cặn và hệ UV, kiểm soát chất lượng nước đầu vào và vận hành hệ thống đúng công suất là các biện pháp phòng ngừa tối ưu hiện nay.

Như vậy, màng lọc RO bị tắc là vấn đề không thể chủ quan trong vận hành hệ thống lọc nước công nghiệp. Để tránh thiệt hại về chi phí và hiệu suất, Quý khách cần đầu tư đúng mức cho tiền xử lý, giám sát chất lượng nước và bảo trì định kỳ. Hãy liên hệ ngay với ATS Water Technology để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NƯỚC ATS